Bê tông tươi được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng hiện nay. Bởi sự tiện lợi, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí lao động. Vậy bê tông tươi là gì, ưu nhược điểm, dùng bê tông tươi có tốt không và các tiêu chuẩn của nó như thế nào?

Tìm hiểu bê tông tươi là gì?

Khái niệm:

Bê tông tươi là bê tông được trộn sẵn hay còn gọi là bê tông thương phẩm(tên gọi tiếng anh là Ready Mixed Concrete).

Thành phần không khác nhiều so với bê tông thông thường. Nó cũng được tạo ra từ hỗn hợp cát, xi măng, nước và phụ gia được trộn theo tỷ lệ nhất định để có sản phẩm bê tông có đặc tính cường độ khác nhau.

Bê tông tươi

Bê tông tươi

Tuy nhiên, bê tông tươi không phải trộn thủ công tại công trình. Nó được trộn hoàn toàn bằng máy công nghiệp sẵn, sau đó được xe chở bê tông đến công trình và chỉ cần đổ.

Vì thế, bê tông tươi được ứng dụng cho nhiều công trình công nghiệp, nhà cao tầng và nhà dân dụng…

Việc sản xuất được tự động bằng máy móc nên quản lý cốt liệu chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào. Để kiểm soát chất lượng thật tốt, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và mặt bằng tập trung vật liệu.

Phân loại:

Bê tông tươi rất đa dạng và sẽ tùy theo công trình mà sẽ được nhà thầu trộn bê tông theo quy trình. Với những tỷ lệ tiêu chuẩn khác nhau. Đứng trên phương diện là nhà cung cấp bê tông tươi, họ sẽ phân loại bê tông tươi dựa theo Mac bê tông.

Tìm hiểu: Mác bê tông là gì tại đây

Tiêu chuẩn phân loại theo mác bê tông:

Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, cụ thể là TCVN 3105 : 1993TCVN 4453 : 1995 mẫu được làm để đo cường độ là mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm x 150mm x 150 mm.

Sẽ được dưỡng hộ ở môi trường điều kiện tiêu chuẩn theo quy định TCVN 3105 : 1993 trong vòng 28 ngày sau khi bê tông được ninh kết lại.

Hết thời gian 28 ngày, bê tông sẽ được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu sẽ xác định được cường độ chịu lực nén của bê tông.

Đơn vị đo được tính là MPa (N/mm²) hoặc dùng daN/cm² (kg/cm²).

Theo như quy định về kết cấu xây dựng, bê tông phải chịu được nhiều tác động bên ngoài khác nhau:

  • Lực nén.
  • Lực kéo.
  • Lực uốn.
  • Lực trượt.

Trong số đó thì nén là chiếm phần lớn nhất của bê tông tươi. Do đó, người ta thường chọn cường độ chịu nén là tiêu chí để đánh giá chất lượng mác bê tông.

Phân loại bê tông tươi theo Mac bê tông

Mac bê tông sẽ được chia làm nhiều loại khác nhau: từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600.

Khi có Mac bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông có kích thước tiêu chuẩn. Được nén 28 ngày ở trong điều kiện tiêu chuẩn đạt 200 kG/cm².

Các từ ngữ chuyên ngành

– Cường độ bê tông (còn gọi là Mac bê tông): Là khả năng chịu lực nén của bê tông trên mỗi cm2.
Để kiểm tra Mac bê tông người ta đúc các mẫu bê tông hình lập phương 15x15x15cm đợi đủ ngày đem đi nén tại các phòng thí nghiệm để kết luận bê tông có đạt mác thiết kế hay không.
 
– Mác 7 ngày và mác 28 ngày là gì? : Nếu nén mẫu sau khi đúc 28 ngày sẽ là mác 28 ngày. để tiết kiệm thời gian người ta chọn nén mẫu sau 7 ngày, căn cứ biểu đồ phát triển cường độ bê tông có thể ngoại suy sau 28 ngày bê tông có thể đạt mác thiết kế hay không.
Trường hợp đặc biệt cần bê tông đạt mác thiết kế ngay sau 7 ngày. Phải thiết kế lại cấp phối và khi đó ta có mác 7 ngày.
– Khả năng chịu kéo của bê tông : bằng khoảng 1/10 khả năng chịu nén. Nó phản ánh lực dính kết của (bê tông – Bê tông) và (Bê tông – Cốt thép). Nó phụ thuộc nhiều vào độ sạch của cốt liệu thô và chúng ta thường không quan tâm đế chỉ số này.
– Cấp phối bê tông: Là thiết kế thành phần Cát/Đá/Xi/Nước/Phụ gia với tỉ lệ khoa học do các phòng thí nghiệm thực hiện để đảm bảo sản xuất ra bê tông đúng chất lượng yêu cầu với giá thành rẻ nhất.
Nếu công trình của bạn nhỏ, để giảm chi phí, các trạm sẽ sử dụng thiết kế cấp phối tương tự từ các công trình khác.
Nếu yêu cầu một cấp phối riêng cho công trình của mình, bạn sẽ phải trả thêm chi phí cho việc thuê thiết kế lại cấp phối.
– Độ sụt của bê tông tươi: Là chỉ số đo độ linh động của bê tông. Sau khi bê tông đổ đầy vào một phễu hình côn úp ngược. Người ta nhấc nhanh phễu lên để bê tông sụt suống.
Chênh lệch chiều cao của khối bê tông sau khi sụt so với chiều cao ban đầu gọi là độ sụt.
Bê tông có độ sụt lớn sẽ dễ thi công, giảm lỗ rỗng trong khối bê tông tuy nhiên lượng xi măng và phụ gia yêu cầu lớn hơn và giá thành đắt hơn.
– Hệ số hao hụt: Là hệ số tính đế bê tông bị mất đi trong quá trình sản xuất, vận chuyển, thi công.
Nhằm đảm bảo bê tông cấp đến công trình đủ theo thiết kế.
Hệ số này phụ thuộc công nghệ thi công, phương tiện vận chuyển và chủ yếu phụ thuộc độ kín khít và vững chắc của côp pha, độ thấm mất nước của nền, nhiệt độ khi thi công…
– Cách đúc mẫu và bảo dưỡng mẫu: Mẫu bê tông phải được đúc bằng khuôn tiêu chuẩn, bảo dưỡng đúng quy trình đảm bảo phản ánh đúng chất lượng của bê tông. Thông thường nhà sản xuất phải cử chuyên gia thực hiện công việc này.

Ưu nhược điểm của bê tông tươi

Bê tông tươi có tốt không?

Bê tông tươi hiện nay được thay thế chiếm phần lớn cho các bê tông thông thường trong việc xây dựng công trình, nhà ở, khu công nghiệp… Không chỉ tiết kiệm chi phí xây dựng và thời gian xây dựng mà bê tông tươi còn sở hữu nhiều lợi ích:

Giảm nhân công, đẩy nhanh tiến độ công trình

Bê tông tươi được trộn theo quy trình chuẩn tại những trạm bê tông có quy mô lớn. Sau đó được chuyển lên các xe bồn trộn bê tông chuyên dụng.

Không cần dùng đến những chiếc máy trộn bê tông mini ở công trường.

Đem lại chất lượng bê tông được đồng đều cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

via GIPHY

Khi dùng bê tông tươi thương phẩm, sau khi được cho lên xe bồn và vận chuyển đến công trình.

Nhờ vào ống nối linh hoạt dài và máy bơm bê tông lên cao bê tông sẽ được đổ vào một cách nhanh chóng, không tốn sức của nhân công lao động.

Vì vậy, số lượng nhân công cần sẽ ít hơn và thời gian đổ bê tông được ngắn đi.

Ưu điểm của đổ bê tông tươi.

Mặt bằng tập kết vật liệu được tiết kiệm

Đổ bê tông cho các hạng mục với khối lượng nhiều thì tập kết sỏi, cát, đá, xi măng và nước… là một vấn đề lớn cần phải giải quyết khi trộn bê tông thủ công.

Giải pháp nhẹ nhàng hơn thay thế là dùng bê tông thương phẩm trộn sẵn. Bởi  không phải tập kết vật liệu nên những công trình không có mặt bằng sẽ đỡ đi được vấn đề này.

Rơi vãi vật liệu ra ngoài giảm

Vì bê tông được dẫn qua ống để trực tiếp vào các khu vực. Do đó, việc rơi vãi bê tông ra ngoài so với trộn bê tông thủ công là ít hơn rất nhiều.

Sau khi tiến hành đổ bê tông xong, sẽ không mất nhiều thời gian để dọn dẹp vật liệu bị rơi.

Thời gian đổ bê tông nhanh

Trộn bê tông thủ công sẽ tốn công sức và thời gian trộn, nên thường được làm vào ban ngày. Như vậy sẽ có những công trình gây cản trở giao thông.

Đối với bê tông tươi được vận chuyển trực tiếp bằng xe và đổ thẳng xuống. Vì thế, có thể thực hiện vào ban đêm không ảnh hưởng gì đến việc đi lại của người dân.

Chất lượng bê tông tươi đồng đều

Bê tông tươi được trộn bằng công nghệ máy hiện đại, tiên tiến. Các thông số về khối lượng và tiêu chuẩn được kiểm định chặt chẽ ngay từ đầu vào.

Cộng hưởng lại những điều này giúp tạo ra thương phẩm bê tông được đồng nhất về chất lượng.

( Tham khảo thêm bài về Quy Trình Kiểm Tra Chất Lượng Bê Tông Tươi)

Dự toán khối lượng sử dụng dễ dàng

Thay vì ngồi tính toán khối lượng từng loại cát, sỏi, xi măng, đá…như đổ bê tông thủ công trước kia. Việc dự toán khi dùng bê tông tươi sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Chỉ cần tính ra khối lượng bê tông dự trù sẽ không bị lãng phí thừa thiếu nhiều nguyên vật liệu.

( Tham khảo thêm bài Hướng dẫn cách tính khối lượng bê tông chuẩn nhất).

Lựa chọn được thêm tính năng cho bê tông tươi

Chủ đầu tư có thể yêu cầu tăng khả năng chống thấm cho bê tông bằng các loại phụ gia chống thấm cho dạng công trình có khả năng bị thấm cao. Hay muốn tăng thời gian ninh kết cho các công trình đang cần tiến độ bằng việc sử dụng phụ gia nhanh đạt Mac…

Bằng cách sử dụng thêm một số loại phụ gia cho vào trộn cùng với bê tông tươi. Làm như vậy sẽ bỏ qua được nhiều công đoạn và đẩy nhanh tiến độ công trình qua các bước tiếp theo.

Ngoài ra, bê tông tươi còn không mất diện tích bảo quản vật liệu xi măng, nhất là vào mùa mưa. Không gây ra tiếng ồn như máy trộn bê tông thủ công và thích hợp các địa hình công trình khác nhau.

Vậy sử dụng bê tông tươi có nhược điểm gì không?

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời đem lại nhiều lợi ích, bê tông tươi vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau đây:

via GIPHY

Quản lý chất lượng khó

Đối với người mua, theo dõi kiểm soát và kiểm định tiêu chuẩn bê tông thương phẩm là việc khó.

Vì hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp bê tông tươi. Quý khách cần tìm hiểu kỹ về đơn vị đó. Để tránh mua phải bê tông tươi không được đảm bảo chất lượng.

Hạn chế được các rủi ro cho các công trình khi không có biện pháp kiểm tra chất lượng như lấy mẫu bê tông thương phẩm, kiểm định mẫu…Sử dụng vật liệu trộn không đảm bảo hay tỷ lệ pha trộn không đạt tiêu chuẩn.

Chất lượng không đảm bảo khi bảo quản sai cách

Vì là bê tông được trộn sẵn nên sẽ mất một thời gian di chuyển đến công trình. Do đó, nếu không được bảo quản đúng cách thì bê tông sẽ giảm chất lượng. Bị khô hoặc đóng đông lại ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Mức giá thành

Với những công trình có quy mô nhỏ, ở xa so với đường trục chính thì có thể cho xe bồn đi vào được. Nếu tính về giá thì có thể bằng hoặc cao hơn so với bê tông thủ công. Vì thế, những công trình nhà nhỏ không được khuyến khích dùng xe bồn đổ bê tông.

Những tiêu chuẩn về bê tông tươi cần lưu ý

Tiêu chuẩn về thành phần hỗn hợp

Để chất lượng bê tông tươi được đạt theo yêu cầu của chủ đầu tư. Người sản xuất bê tông và khách hàng mua bê tông có thể lựa chọn theo 1 trong 2 phương thức sau đây.

  • Phương thức 1: Người sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm tuyệt đối trong việc chọn thành phần các vật liệu hỗn hợp. Đảm bảo sao cho đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Phương thức 2: Khách hàng sẽ đảm nhiệm vai trò chính trong việc chọn thành phần nguyên liệu bê tông. Người sản xuất cần đảm bảo sản xuất sao cho đúng thành phần họ đã chọn.

Sau đó 2 bên sẽ thỏa thuận thống nhất về cách nhận biết với bê tông để tránh nhầm lẫn khi nhận bê tông tại công trình.

Tiêu chuẩn về vật liệu

Xi măng

Dựa trên những tiêu chuẩn Việt Nam, chất lượng xi măng phải đảm bảo theo TCVN – 2682 – 99 – Xi măng Pooclăng và TCVN 6260 – 97 – Xi măng Pooclăng hỗn hợp.

Trước khi trộn, phải kiểm tra chất lượng xi măng theo TCVN 6016- 1995 (TSO-9587: 1989 (E))- Xi măng và TCVN 6017- 1995 (ISO-9587: 1989 (E))- Xi măng.

Còn đối với xi măng nhập ngoại, chất lượng sẽ được kiểm tra theo sự thống nhất của 2 bên.

Cốt liệu

Cốt điệu được dùng phù hợp theo TCVN – 1770 – 86 và TCVN – 1771 – 86 tiêu chuẩn về cát sỏi, đá xây dựng.

Chỉ được phép dùng theo những hệ thống tiêu chuẩn khác khi bên mua có yêu cầu sử dụng.

Kho chứa bãi vật liệu phải vệ sinh sạch sẽ, có từng khu phân loại rõ ràng không để lẫn lên nhau.

Cần có một hệ thống sàng rửa để đảm bảo đúng các yêu cầu chất lượng.

Khi chứa cần tính toán ra lượng dự trữ tối thiểu.

Nước để trộn bê tông

Nước trộn bê tông đáp ứng theo tiêu chuẩn TCVN – 4506 -87. Nếu là nước sạch được cấp trong thành phố, phải tiến hành thí nghiệm nước đạt các chỉ tiêu theo TCVN – 4506 – 87 nước cho bê tông và vữa yêu cầu kỹ thuật.

Phụ gia

Các chất liệu phụ giá phải đạt chứng chỉ chất lượng hoặc của đơn vị sản xuất. Điều này cần được làm thí nghiệm kiểm chứng của bên sản xuất bê tông tươi.

Tiêu chuẩn độ sụt bê tông

Độ sụt bê tông chính và sai số sụt cho phép phải là phù hợp với các thiết bị thi công, kết cấu, cấu kiện. Và tính chất bề mặt của bê tông do khách hàng quy định đối với người sản xuất.

Nếu sai số sụt không được khách hàng quy định, sẽ sử dụng sai số sụt theo bảng sau:

Độ sụt yêu cầuSai số độ sụt cho phép
Từ 50 đến 100 mm± 20mm
Lớn hơn 100 mm± 30mm

Đơn vị sản xuất bê tông tươi sẽ có trách nhiệm đảm bảo độ sụt ở chân công trình theo đúng yêu cầu bên mua hàng.

Khi giao hàng, phải thử độ sụt của từng xe bê tông hoặc khi thi công khối lượng lớn có thể thử độ sụt đột xuất có sự giám sát của bên đặt hàng.

Hỗn hợp bê tông được tạo ra cần đưa vào sử dụng trong 30 phút. Kể từ lúc bê tông được đưa đến công trình hoặc sau lần hiệu chỉnh độ sụt ban đầu.

Và sau khi được đổ ra khỏi xe sau 30 phút, nếu chưa kịp đổ bê tông vào khu vực công trình. Đơn vị sản xuất sẽ không phải chịu trách nhiệm về độ sụt trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước đó.

Các tiêu chuẩn đo lường

Vật liệuTiêu chuẩn
Xi măngXi măng phải được cân theo trọng lượng, sai số cho phép là  ±1% khối lượng xi măng yêu cầu.
Cốt liệu-Cốt liệu cần cân theo trọng lượng. Trọng lượng cốt liệu trong cấp phối gồm trọng lượng cốt liệu khô cộng thêm trọng lượng nước trong cốt liệu với độ chính xác là ±3% trọng lượng hỗn hợp. Trọng lượng của 1 lần cân nhỏ hơn khả năng cân của cân.
-Chỉ tiêu về liều lượng và cốt liệu phải đảm bảo để người vận hành máy có thể đọc được chính xác trước khi nạp vật liệu vào nơi trộn.
Nước-Nước trộn bao gồm nước cho vào mẻ trộn, nước do độ ẩm của vật liệu và nước ở trong phụ gia cho vào bê tông. Nước cần được đong theo thể tích với độ chính xác ±1% tổng lượng nước yêu cầu.
-Đong nước bằng thiết bị có khả năng cấp cho mẻ trộn lượng nước yêu cầu với độ chính xác cao.
-Bố trí thiết bị không ảnh hưởng do những áp suất thay đổi của tuyến cấp nước.
Phụ gia-Phụ gia ở dạng bột sẽ được tính cân theo trọng lượng
-Phụ gia ở thể lỏng được cân theo trọng lượng hoặc thể tích
-Độ chính xác khi cân đong phụ gia được lấy ở trong khoảng ±1% trọng lượng yêu cầu.

Chú ý: Với thiết bị cân đong kiểu cơ học có khả năng hiệu chỉnh để thay đổi trọng lượng và cố định cữ đơn giản. Khi cân đong các thành phần vật liệu bê tông tươi phải thực hiện một cách chính xác. Được kiểm soát tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhà nước cấp chính chỉ theo định kỳ. 

Những chia sẻ trên đây về bê tông tươi mong rằng sẽ giúp quý vị có thể biết tính toán, lựa chọn và sử dụng bê tông hiệu quả. Giúp tiết kiệm chi phí, thời gian thi công được đẩy nhanh chóng và chất lượng công trình được tốt nhất.

Báo Giá Bê Tông Tươi Và Bơm Bê Tông

Báo Giá Bê Tông Tươi:

Sản phẩmĐVTĐộ sụt (cm)Đơn giá (VNĐ)
Bê tông mác 100VNĐ/m³10±2680.000
Bê tông mác 150VNĐ/m³10±2710.000
Bê tông mác 200VNĐ/m³10±2740.000
Bê tông mác 250VNĐ/m³10±2780.000
Bê tông mác 300VNĐ/m³10±2820.000
Bê tông mác 350VNĐ/m³10±2870.000
Bê tông mác 400VNĐ/m³10±2920.000

Báo Giá Bơm Bê Tông

*  Bơm từ móng đến sàn tầng 4:

– Bơm cần 32-38m: 2.000.000đ/ ca, nếu KL < 35mvà 60.000đ/ m3 với KL ≥ 35 m3 (Móng, dầm, sàn)

– Bơm cần 32-38m: 2.500.000đ/ ca, nếu KL < 35mvà 65.000đ/ m3 với KL ≥ 35 m3 (Cột, vách, mái vát)

– Bơm cần 40-48m: 2.500.000đ/ ca, nếu KL < 45mvà 65.000đ/ m3 với KL ≥ 45 m3 (Móng, dầm, sàn)

– Bơm cần 40-48m: 3.000.000đ/ ca, nếu KL < 45mvà 70.000đ/ m3 với KL ≥ 45 m3 (Cột, vách, mái vát)

– Bơm cần 50-56m: 5.000.000đ/ca, nếu KL < 65mvà 70.000đ/m3 với KL ≥ 65m3 (Móng, dầm, sàn)

– Bơm cần 50-56m: 5.500.000đ/ca, nếu KL < 65mvà 75.000đ/m3 với KL ≥ 65m3 (Cột, vách, mái vát)

– Bơm tĩnh đường ống < 70m: 3.500.000đ/ ca, nếu KL < 60m3 và 65.000đ/ m3 với KL ≥ 60m3 (Móng, dầm, sàn)

*  Bơm từ sàn tầng 5:

Từ sàn tầng 5 trở lên đơn giá bơm lũy kế mỗi sàn tính thêm 500.000đ/ ca/ sàn và 5.000đ/ m3/ sàn.

Lưu ý:

 – Mỗi cấp độ sụt tăng 2cm, đơn giá bê tông tăng thêm 10.000đ/m3

 – Đối với bê tông sử dụng phụ gia chống thấm B8 cộng thêm 60.000đ/m3, mỗi cấp chống thấm đơn giá cộng/trừ 20.000đ/cấp so với B8.

 – Đối với bê tông sử dụng phụ gia 07 ngày đạt mác (R7) cộng thêm 50.000đ/m3

 – Báo giá trên đã bao gồm chi phí vận chuyển đến chân công trình và chưa bao gồm VAT 10%.

Mọi thắc mắc quý khách có thể gọi ngay đến số hotline: 0985.39.8686 để được tư vấn  miễn phí.