Hiện nay có rất nhiều phương pháp để bạn có thể bố trí thép sao cho hợp lý nhất. Tuy nhiên để đảm bảo tiêu chuẩn thì có thể bố trí theo hai cách sau:
Bố trí theo sàn 1 phương:
Đây là dạng sàn chịu uốn theo 1 phương hoặc 2 phương nhưng phương còn lại thì chịu uốn với một lực rất nhỏ, không đáng kể. Liên kết có thể là kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm nhưng chỉ ở cạnh nhỏ hơn hoặc bằng hai cạnh đối diện.
Bố trí theo sàn 2 phương:
Là dạng sàn chịu uốn theo hai phương, liên kết có thể là kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm, các liên kết với dầm có ở lớn hơn hoặc bằng 2 cạnh liền kề.
Mỗi cách bố trí này lại có một ưu nhược điểm riêng. Sàn 1 phương là ô sàn chỉ được đỡ hai cạnh. Do đó kết cấu chỉ làm việc theo một phương. Tổng tải được truyền trong phương vuông góc với dầm đỡ. Nếu ô sàn được cả bốn cạnh mà có tỷ số cạnh dài và ngắn lớn hơn hai thì cũng được xem là sàn một phương. Bởi vì do sự khác biệt quá lớn về chiều dài nên tải trọng không truyền tới dầm theo phương cạnh ngắn. Thép chịu lực chỉ được bố trí trong một phượng của ô sàn.
Lưu ý khi bố trí thép để đổ bê tông sàn
Khi bố trí thép các bạn cần lưu ý rằng cần phải chọn thép có kích thước hợp lý, không nên chọn thép có kích thước quá nhỏ vì như vậy sẽ không thể đủ lực để chịu tải. Nhưng khi các bạn chọn thép quá to thì sẽ tốn nhiều chi phí. Và khi tiến hành đan thép thì không nên đan quá giầy hoặc quá thưa. Hãy làm theo đúng bản vẽ kỹ thuật mà các bạn được hướng dẫn.
Công Ty Tnhh Sản Xuất Thương Mại Xây Dựng TPA mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi ở trên sẽ phần nào giúp các bạn có thể có cách bố trí thép hợp lý khi tiến hành đổ sàn để đảm bảo công trình của bạn luôn đảm bảo chất lượng.