Cát xây dựng là vật liệu dạng hạt nguồn gốc tự nhiên bao gồm các hạt đá và khoáng vật nhỏ và mịn. Kích thước cát hạt cát xây dựng theo đường kính trung bình nằm trong khoảng từ 0,0625 mm tới 2mm (thang Wentworth sử dụng tại Hoa Kỳ) hay từ 0,05 mm đến 1mm (thang Kachinskii sử dụng tại Nga và Việt Nam hiện nay).

Khái niệm về cát xây dựng:

Một hạt vật liệu tự nhiên nếu có kích thước nằm trong các khoảng này được gọi là hạt cát. Lớp kích thước hạt nhỏ hơn kế tiếp trong địa chất học gọi là đất bùn (Mỹ) với các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,0625 mm cho tới 0,004 mm hoặc bụi (Nga) với các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,05 mm cho tới 0,001 mm.
Lớp kích thước hạt lớn hơn kế tiếp là sỏi/cuội với đường kính hạt nằm trong khoảng từ 2mm tới 64mm (Mỹ) hay từ 1 tới 3 mm (Nga).
Khi cọ xát giữa các ngón tay thì cát tạo ra cảm giác sàn sạn (chứ không như đất bùn tạo cảm giác trơn như bột).

Phân loại cát xây dựng:

Cát xây dựng ở Việt Nam chia ra 3 loại thông dụng: Cát xây tô, cát bê tông, cát san lấp.
Cát xây tô, cát bê tông là loại cát sông sau khi khai thác được rửa loại sạch các tạp chất hữu cơ, đảm bảo cỡ hạt theo tiêu chuẩn TCVN 1770 – 86 để sử dụng đúng cho từng loại công việc, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Cụ thể :

Cát xây dựng – Cát cho vữa xây trát (Cát xây tô):

Cát xây tô, như tên gọi của nó, cát xây tô là loại cát sạch, mịn dùng để tạo mặt phẳng tường sau khi tô – trát. Cát xây tô có vai trò quan trọng đối với xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng nhà cửa.
+ Về mô đun độ lớn không được nhỏ hơn 0,7.
+ Về thành phần hạt:
Hàm lượng muối gốc sunphat , sunphat không quá 1% khối lượng.
Hàm lượng bùn sét, hữu cơ không quá 5% khối lượng
Hàm lượng sỏi có đường kính từ 5-10mm : không có
Sét, á sét và các tạp chất khác ở dạng cục : không có

Cát xây dựng – Cát bê tông (cát vàng hạt lớn).

+ Về mô đun cát vàng bê tông có độ lớn từ 2,0 –3,3
+ Về thành phần hạt:
Hàm lượng muối gốc sunphat, sunphit không quá 1% khối lượng.
Hàm lượng sỏi có đường kính từ 5-10mm không vượt quá 5% khối lượng
Hàm lượng mica không được lớn hơn 1% theo khối lượng
Vì cát là khai thác tự nhiên ở sông, nên cát sẽ không đồng nhất về Mô đun và thành phần hạt từ các đợt khai thác. Nhưng về cơ bản trong thi công, cát bê tông phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trên và các chỉ tiêu cơ lý dựa trên kết quả thí nghiệm do phòng thí nghiệm vật liệu thực hiện trước khi thi công.

Có thể chia cát bê tông ra thành 2 loại theo Môđun, như sau:

Cát bê tông loại 1:

Cát Vàng trộn bê tông

Cát Vàng trộn bê tông

  • Là loại cát vàng dùng để sản xuất bê tông cho các hạng mục công trình quan trọng. Cát cần phải là loại cát sạch, không lẫn tạp chất hữu cơ, hạt cát đều, hình tròn. Trước khi chia tỉ lệ, cát được rửa sạch và chuyển đến bộ phận kỹ thuật cân điện tử, thí nghiệm xác định mô đun và thành phần hạt. Cỡ mô đun của cát bê tông loại 1 là cỡ >2.
    Nguồn cát được khai thác được khai thác ở sông Lô và sông Hồng và ở các con sông, suối lớn,… vì cát ở đây thường sạch, ít tạp chất.
  • Ứng dụng: Cát bê tông loại 1 dùng cho các hạng mục cấu kiện bê tông quan trọng có cường độ cao như dầm, sàn bê tông dự ứng lực…

Cát bê tông loại 2:

  • Cát bê tông loại 2 cũng là loại cát vàng có mô đun 1.5 ~ 2, đã được sàng và rửa có chất lượng chỉ sau Cát bê tông loại 1. Cát bê tông loại 2 dùng để trộn bê tông hoặc cũng có thể dùng để xây tô nếu pha thêm thành phần cát đen để giảm chi phí trong xây dựng.
    Cát bê tông loai 2 này được khai thác từ các mỏ cát sông Lô và Sông Hồng đáp ứng được đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật cho xây dựng.
  • Ứng dụng: Cát bê tông loại 2 sử dụng cho các công trình như nền đường bê tông, và các cấu kiện bê tông đúc sẵn như: Ống cống, tấm đan….

San lấp mặt bằng ( Cát lấp):

Là loại cát khai thác ở sông chưa qua khâu xử lý, sàng lọc, hạt nhỏ mịn, màu đen do có hàm lượng phù sa nhiều, có lượng tạp chất hữu cơ lớn thường ở mức 15%.
Cát san lấp được sử dụng làm lớp đệm hiệu quả cho các nền đất yếu ở trạng thái bão hoà nước như nền đất sét nhão, đất sét pha nhão, đất cát pha, đất bùn, than bùn… và chiều dày các lớp đất yếu nhỏ hơn dưới 3m

Mô đun độ lớn của cát xây dựng là gì?

Mô đun độ lớn của cát là thông số được thể hiện tính chất độ mịn, thô của hạt cát bằng con số. Chính là phần trăm tích lũy của các hạt trên cỡ sàng 4, 8, 16, 50 và 100 được cộng dồn và chia cho 100.
Theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 “Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật” và tiêu chuẩn TCXD 127:1985 “Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng.

Theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006:

“Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật” và tiêu chuẩn TCXD 127:1985 “Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng – Hướng dẫn sử dụng” có quy định:
+ Cát có môđun độ lớn từ 0.7 đến 1.5 có thể được sử dụng chế tạo vữa mác nhỏ hơn và bằng M5
+ Cát có môđun độ lớn từ 1.5 đến 2 được sử dụng chế tạo vữa mác M7.5.

Theo định mức dự toán xây dựng công trình:

– Phần xây dựng ban hành ngày 29/07/2005, phần phụ lục định mức cấp phối vữa xây có quy định “định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xi măng cát mịn như sau:
Đối với xi măng PC30:
+ Cát có môđun độ lớn ML = 0.7 ÷ 1.4 được chế tạo vữa mác M7.5.
+ Cát có môđun độ lớn ML = 1.5 ÷ 2.0 được chế tạo vữa mác M10.
Đối với xi măng PC40:
+ Cát có môđun độ lớn ML = 0.7 ÷ 1.4 được chế tạo vữa mác M10.
+ Cát có môđun độ lớn ML = 1.5 ÷ 2.0 được chế tạo vữa mác M12.5.

Như vậy, với cát mịn có được phép sử dụng để chế tạo vữa có các mác theo định mức xây dựng không? Nếu được, thì thiết kế theo tiêu chuẩn nào?

Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trả lời như sau:

Về tiêu chuẩn sử dụng:

  • Tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 “Cốt liệu cho bê tông và vữa- Yêu cầu kỹ thuật” là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật chung đối với cát để làm căn cứ đánh giá chất lượng cát dùng để làm cốt liệu cho bê tông và vữa xây dựng.
  • Tiêu chuẩn TCVN 127:1985 “Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng- Hướng dẫn sử dụng” dùng để hướng dẫn thiết kế thành phần bê tông hoặc vữa xây dựng, trên cơ sở kết quả thí nghiệm cụ thể đối với từng loại cát mịn (với mô đun độ lớn khác nhau).

Việc sử dụng cát mịn trong thiết kế vữa xây dựng:

Cát mịn có thể được dùng làm cốt liệu để sản xuất vữa xây dựng các mác khác nhau, trên cơ sở kết quả thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý cụ thể của cát và căn cứ vào bài toán thiết kế cấp phối vữa để tính toán, lựa chọn thành phần đáp ứng yêu cầu đặt ra. Không áp dụng định mức vật liệu sử dụng mà không tính toán thiết kế thành phần cấp phối vữa.
Tuy nhiên, luật là thế nhưng thực tế thi công: sử dụng cát như sau
– Mô đun độ lớn của cát ML >2 (còn gọi là cát vàng ( Cát bê tông), cát đúc): sử dụng trong vữa bê tông dùng để đổ bê tông
– Cát mô đun độ lớn ML = 1,5~2 (còn gọi là cát mịn ( Cát bê tông loại 2), cát xây): sử dụng trong vữa xi măng dùng để xây
– Mô đun độ lớn của cát ML = 0,7~1,4 (còn gọi là cát mịn, cát xây tô): sử dụng trong vữa xi măng dùng để trát
Như giải thích ở trên thì tương ứng với công việc nào thì phải dùng loại cát đó và không hề có việc chuyển đổi mô đun cát tương tự như chuyển đổi xi măng PC30 <-> PC40
Trên đây là câu trả lời cho mô đun độ lớn của cát là gì? Ngoài ra các ban có thể tham khảo thêm: Tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 “Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật”:

Và tiêu chuẩn TCXD 127:1985 “Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng:

Tiêu chuẩn cát xây dựng

Kích cỡ tiêu chuẩn cát xây dựng

 

Đọc thêm về: Cát nhân tạo trong xây dựng

Mọi thông tin cần được tư vấn quý khách có thể gọi ngay đến số hotline: 0985.39 8686 để được tư vấn miễn phí.